Đăng ngày: 11 09, 2023
Danh mục: Ẩm thực Việt Nam, Du lịch Đà Lạt
Ẩm thực của Đà Lạt mang trong mình nét gì đó vừa hoài cổ vừa tân tiến. Có chăng đó là đặc trưng khiến nền ẩm thực Đà Lạt không thể lẫn với bất kì ẩm thực của vùng miền nào khác.
Bối cảnh lịch sử
Khác với phần còn lại của dải đất hình chữ S, thành phố Đà Lạt có khí hậu tương tự vùng ôn đới châu Âu. Xuất phát điểm là vùng đất được khai phá bởi thực dân Pháp vào những năm 40 thế kỷ 20. Nơi này từng được mệnh danh là “thủ đô mùa hè” của toàn Liên bang Đông Dương.
Trong quá khứ, Đà Lạt là nơi kết nối văn hóa từ khắp mọi miền đất nước. Cư dân Đà Lạt phần đông là người Kinh. Một số ít cư dân là người Hoa, người dân tộc bản địa tại Lâm Đồng Cơ Ho và một số dân tộc khác như Chăm, Tày, Nùng,... Đặc biệt cộng đồng người Kinh tại Đà Lạt gốc Thừa Thiên – Huế tại Đà Lạt chiếm tỉ lệ khá lớn trong cơ cấu dân số của thành phố.
Đặc trưng ẩm thực Đà Lạt
Có thể nói yếu tố văn hóa, lịch sử của Đà Lạt đã ảnh hưởng đáng kể đến đặc trưng ẩm thực của thành phố ngàn hoa. Cũng tương tự như nhiều ẩm thực các miền khác ở Việt Nam, các món ăn của Đà Lạt đa số đều làm từ gạo từ các loại mì, bún, phở cho đến các loại món bánh.
Vị cay nóng đặc trưng
Ấn tượng đầu tiên để hình dung ẩm thực xứ hoa là sự đậm đà trong hương vị và màu sắc ấn tượng. Khí hậu của Đà Lạt thường mát mẻ dạo động khoảng 20 – 25 độ C, khí hậu hơi se lạnh nên người dân thường ưa thích các món cay nóng. Những món đặc trưng ở Đà Lạt dù không quá đặc biệt nhưng đều mang hương vị đặc trưng cay, nóng với màu đỏ bắt mắt.
Mặt khác văn hóa ẩm thực cố đô cũng có sự tác động đáng kể đến ẩm thực Đà Lạt. Các món ăn giản dị, phong phú được chế biến kết hợp nhiều thành phần gia vị. Vị ngọt trong các món ăn thường đến từ các loại mắm hay gia vị đặc trưng nên tạo ra một món ăn đậm vị độc lạ.
Ẩm thực đậm tính sáng tạo
Trong mỗi bàn ăn của người Đà Lạt lúc nào cũng phải kèm một dĩa rau sống. Nếu bạn đã từng du lịch đến Đà Lạt, chắc hẳn bạn sẽ không khỏi cảm thấy thích thú khi mỗi món ăn đều được kèm theo một dĩa rau xanh tươi mơn mởn.
Đặc biệt bên cạnh các món có nước súp nóng, Đà Lạt cũng có hàng loạt các loại bánh Huế cực kỳ ngon miệng như bánh bèo, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh ướt. Không chỉ dừng ở học hỏi, người Đà Lạt đã biến tấu kết hợp các nguyên liệu có sẵn với món ăn ngoại lai.
Chẳng hạn như món bánh ướt lòng gà, từ món món bánh ướt bình thường, món ăn kết hợp với thịt gà tươi ngon săn chắc kèm với lòng gà béo ngậy. Nước mắm chua ngọt pha chút ớt cay góp phần tạo nên hương vị độc đáo của món bánh ướt lòng gà.
Tóm lại dạo quanh một vòng ẩm thực Đà Lạt, du khách đã có thể hiểu thêm về văn hóa lịch sử của vùng đất này. Mỗi một nguyên liệu, mỗi một món ăn của Đà Lạt đều là kết quả của sự giao thoa, tiếp nối văn hóa ẩm thực từ ngàn đời. Nếu có dịp đến phố hoa, đừng quen nếm thử các món ăn đậm vị của thành phố này bạn nhé.